Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
0:00 08-08-2016

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Sau khi ly hôn, mặc dù hôn nhân đã chấm dứt nhưng cha mẹ vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với con cái. Để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về vật chất và tinh thần của con cái sau khi cha mẹ ly hôn, luật đã quy định về việc cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng đó được tính như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

1.    Cơ sở pháp lý

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tài Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000.

2.    Có bắt buộc phải cấp dưỡng cho con sau ly hôn hay không?

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai bên.

thay đổi mức cấp dưỡng khi nuôi con

3.    Mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

a)     Căn cứ xác định mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn căn do cha mẹ thỏa thuận hoặc người giám hộ thỏa thuận căn cứ vào:

-         thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng

-         nhu cầu thiết yếu của con.

Tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định về mức cấp dưỡng như sau: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý...".

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con mà phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh thực tế của mỗi bên. Căn cứ xác định mức cấp dưỡng phải dựa trên những chi phí hợp lí cho việc nuôi con như: tiền học hàng tháng, tiền ăn, thuốc thang (nếu con hay bị đau ốm), tiền thuê nhà (nếu không có nhà),….Điều này đòi hỏi các bên đưa ra những cơ sở chứng minh chính xác và hợp lí.

b)     Thay đổi mức cấp dưỡng

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Ví dụ: sau một thời gian con đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo, cha mẹ thất nghiệp không có đủ tiền cấp dưỡng như trước đây,….Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

4.   Về phương thức cấp dưỡng

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

5.    Khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chấm dứt?

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn chấm dứt khi:

-         Con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

-         Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng con (thay đổi quyền nuôi con);

-         Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

-         Trường hợp khác theo quy định của luật.

 

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, muc cap duong nuoi con sau ly hon,

Các tin tức cùng chuyên mục:

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?