NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUI ĐỊNH VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY.
0:00 10-08-2016

NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUI ĐỊNH VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY.

1. Quy định về nhóm công ty

Chương VIII mặc dù có tên là nhóm công ty nhưng nội dung chương không có điều nào quy định cụ thể về nhóm công ty. Do vậy đã dẫn đến những tồn tại, bất cập trong các quy định có liên quan về tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty (TCT) như sẽ nêu dưới đây.

Để đảm bảo tính bao quát, đồng bộ, thống nhất các quy định về nhóm công ty, trong Luật nên quy định rõ khái niệm nhóm công ty, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhóm công ty và phân loại nhóm công ty, trên cơ sở đó cụ thể hóa các quy định có liên quan về nhóm công ty nói chung và TĐKT, TCT nói riêng.

Theo thông lệ chung trên thế giới, có thể quy định nhóm công ty là tổ hợp các công ty có mối liên kết công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, thực hiện đồng thời 2 chức năng: kinh doanh và liên kết kinh tế.

Phân loại nhóm công ty có nhiều cách, nhưng cách phân loại có ý nghĩa thực tiễn nhất là phân loại theo số cấp doanh nghiệp trong nhóm công ty. Nhóm công ty càng có nhiều cấp doanh nghiệp thì càng phức tạp trong quản lý, điều hành. Theo đó, đề nghị nên phân 2 loại như sau: loại nhóm công ty có 2 cấp doanh nghiệp và loại nhóm công ty có từ 3 cấp doanh nghiệp trở lên. Như vậy, trong loại thứ 2 bao gồm cả loại nhóm công ty thứ nhất.

2. Quy định về công ty mẹ

Tại khoản 1 Điều 189 quy định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.

Quy định nêu trên có những bất cập là:

- Đang đồng nhất giữa quyền chi phối và cách thức để có được quyền chi phối đối với một doanh nghiệp. Ví dụ như hai quyền đầu tiên không phải là quyền chi phối mà đó là cách thức, phương tiện để có được quyền chi phối thông qua quyền sở hữu, đầu tư để nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng cổ phần của công ty.

Lẽ ra, trước hết nên quy định rõ quyền chi phối là gì, tiếp theo quy định nội dung cụ thể về quyền chi phối bao gồm những gì và thứ ba là quy định cách thức để có được quyền chi phối đối với một doanh nghiệp.

Ví dụ cách thức để có được quyền chi phối gồm có:

NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUI ĐỊNH VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY.

(1) đầu tư nắm giữ 100% vốn điều lệ để trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối để trở thành cổ đông, thành viên góp vốn chi phối của doanh nghiệp;

(2) thông qua thỏa thuận về quyền được sử dụng bí quyết, công nghệ, thương hiệu, tham gia thị trường nội bộ, tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trong tổ hợp công ty mẹ và các công ty con để cùng sản xuất một hoặc một số sản phẩm mà mỗi công ty có thể đảm nhận một hoặc một số công đoạn khác nhau.

Căn cứ vào Điều 60 quy định đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và Điều 144 quy định đối với công ty cổ phần của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có thể suy ra, để nắm quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ phải từ 65% đối với công ty cổ phần và từ 75% đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Như vậy, nếu công ty mẹ chỉ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con thì chưa đủ mức để có quyền quyết định hoặc thông qua quyết định các vấn đề quan trọng của công ty con, mà tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ phải là từ 65% đối với công ty cổ phần và từ 75% đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Căn cứ vào các quy định chung nêu trên về nhóm công ty và mối liên kết công ty mẹ - công ty con sẽ cụ thể hóa các quy định về TĐKT, TCT một cách phù hợp.

3. Quy định về TĐKT, TCT

Tại Điều 188 quy định: TĐKT, TCT thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. TĐKT, TCT không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập. TĐKT, TCT có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong TĐKT, TCT có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

Khái niệm TĐKT theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 nêu trên vẫn còn những tồn tại, bất cập cơ bản, chẳng hạn như không phân biệt rõ giữa TĐKT và TCT, đặc biệt là không rõ ràng, thậm chí bất cẩn khi nêu TĐKT, TCT là “nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác”. Vì rằng, trong nhóm công ty chỉ có công ty mẹ có sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại các công ty khác chứ các công ty khác không có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Hơn nữa, mối quan hệ đầu tư trong nhóm công ty chủ yếu chỉ có quan hệ đầu tư xuôi, tức là doanh nghiệp cấp 1 đầu tư vào doanh nghiệp cấp 2 và doanh nghiệp cấp 2 đầu tư vào doanh nghiệp cấp 3, chứ không có quan hệ đầu tư ngang, đầu tư chéo, đầu tư vượt cấp doanh nghiệp từ doanh nghiệp cấp 1 vào doanh nghiệp cấp 3 và càng không có quan hệ đầu tư ngược từ doanh nghiệp cấp 3 vào doanh nghiệp cấp 2 và từ doanh nghiệp cấp 2 vào doanh nghiệp cấp 1.

4. Chưa có sự đồng bộ, thống nhất về các loại tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước, TĐKT, TCT nhà nước giữa các văn bản pháp quy khác nhau.

Cụ thể là mặc dù có sự liên quan mật thiết với nhau nhưng chưa có sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định sau đây: (1) Tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ của công ty mẹ đối với công ty con để đảm bảo quyền chi phối; (2) Tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ để có quyền thông qua quyết định của doanh nghiệp; (3) Tỉ lệ vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và (4) Tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với vốn điều lệ của công ty mẹ TĐKT, TCT nhà nước. Chẳng hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty mẹ phải nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của công ty con; nhưng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ cần thiết để có quyền thông qua quyết định về các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì lại quy định khác như đã nêu trên; theo Nghị định 69/2014/NĐ-CP thì quy định Nhà nước phải nắm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ tập đoàn và tối thiểu 65% vốn điều lệ của công ty mẹ TCT nhà nước; còn theo Quyết định 37/2014/QĐ-TTg thì tùy theo từng ngành, nghề kinh doanh mà tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp gồm 4 mức: 100%, từ 75% trở lên, từ 65% đến dưới 75% và từ trên 50% đến dưới 65%; theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 thì tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp gồm 2 loại: nắm giữ 100% và nắm giữ để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Khi cần tư vấn hỗ trợ hãy tìm đến chúng tôi:

Công ty luật TNHH Việt Nga - VALAW

Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại : 09.345.966.36

Email: CEO.valaw@gmail.com

Website: valaw.vn

 

NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUI ĐỊNH VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY, nhung bat cap trong quy dinh ve nhom cong ty va tap doan kinh te tong cong ty, thanh lap doanh nghiep, thành lập doanh nghiệp, thanh lap doanh nghiep tron goi tai Ha Noi, thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội,

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?