THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
0:00 28-09-2016

THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

           Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp sau khi thành lập, cần lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp phù hợp để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Nếu khách hàng có nguyện vọng thành lập một loại hình doanh nghiệp do mình tự bỏ vốn và làm chủ để kinh doanh thì mô hình Công ty TNHH một thành viên là một lựa chọn hợp lý. Bởi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về thành lập doanh nghiệp trọn gói sẽ tư vấn giúp bạn tất cả các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty TNHH một thành viên.

I.  Đặt tên công ty TNHH một thành viên như thế nào?

Tên doanh nghiệp là một phần quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể gặp phải các vấn đề như: trùng tên, tên gây nhầm lẫn, tên sử dụng các kí tự vi phạm đạo đức, văn hóa,….Vậy đặt tên doanh nghiệp như thế nào cho đúng, tên gồm các bộ phận nào, làm sao để không trùng tên doanh nghiệp,…?

a)    Theo luật Doanh nghiệp 2014, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Loại hình doanh nghiệp

+ Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Như vậy, tên công ty TNHH một thành viên sẽ được đặt theo công thức: “Công ty TNHH một thành viên + Tên riêng do doanh nghiệp lựa chọn”

Ví dụ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN AN PHARMA

b)    Những điều cấm trong đặt tên công ty TNHH một thành viên:

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục.

Lưu ý:

- Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

- Tên được coi là gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký khi:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt, tên nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số yếu tố nhỏ như:

i)                   Một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

ii)                Một ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

iii)              Một từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

c)     Làm thế nào để tránh được những sai sót trong đặt tên doanh nghiệp?

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều nên việc nhầm lẫn hay trùng tên là khó tránh. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Vậy nên lời khuyên của chúng tôi là trước khi đăng ký tên công ty TNHH một thành viên, bên cạnh việc đảm bảo đủ các thành tố của tên doanh nghiệp, bạn tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Cách đặt tên doanh nghiệp

II.              Trụ sở chính của công ty TNHH một thành viên được đặt ở đâu và ghi như thế nào?

a)    Theo luật Doanh nghiệp 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp được quy định:

+ Là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam

+ Có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ví dụ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN AN PHARMA

Địa chỉ: 62/9A Trần Việt Châu - An - Hòa - Ninh Kiều - Cần Thơ.

+ Thời hạn thông báo: Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b)    Một số lưu ý khi thông báo trụ sở chính của công ty

-         Trụ sở chính của công ty phải là địa điểm có thật trên bản đồ hành chính

-         Là địa điểm thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

-         Trường hợp địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính chưa có số nhà, doanh nghiệp phải liên hệ Ủy ban nhân dân Quận/Huyện để được cấp số nhà trước khi đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường;

-         Trường hợp trụ sở chính Công ty là địa điểm đi thuê hoặc mượn nhà phải có hợp đồng thuê, mượn nhà với những điều khoản theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Quy định trụ sở kinh doanh

III.           Vốn của công ty TNHH một thành viên được quy định thế nào, thời hạn góp vốn bao lâu?

a)    Vốn điều lệ

- Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH một thành viên.

- Chuyển nhượng vốn: Chuyển nhượng vốn cũng là cách thức để chủ sở hữu rút vốn.

+ Nếu chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn sở hữu của mình cho người khác thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

+ Nếu chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn sở hữu của mình cho người khác thì phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật nếu chủ sở hữu đồng thời là người đại diện theo pháp luật.

- Vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn điều lệ và các vốn khác. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh, khi có nhu cầu Công ty có thể vay vốn Ngân hàng, vay các đơn vị kinh tế khác, phát hành trái phiếu hay liên doanh, liên kết, tiếp nhận đầu tư, huy động vốn theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Thành lập công ty TNHH một thành viên

b)    Một số lưu ý

-         Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ bạn nên đăng ký mức vốn phù hợp, không nên đăng ký mức vốn quá cao hoặc quá thấp so với năng lực tài chính thực của công ty.

-         Việc đăng ký vốn điều lệ cũng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp.

-         Còn đối với vốn pháp định, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu vốn pháp định thì mới cần đảm bảo đủ số vốn theo quy định của pháp luật

Xem thêm: Vốn của công ty TNHH một thành viên

IV.           Cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có mô hình tổ chức quản lí do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu.

- Nếu do tổ chức làm chủ sở hữu thì được tổ chức và hoạt động theo 2 mô hình sau:

+ Mô hình 1: bao gồm chủ tịch công ty, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và kiểm soát viên.

+ Mô hình 2: bao gồm Hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và kiểm soát viên.

=>> Điểm khác biệt của 2 mô hình công ty này là một loại hoạt động theo thủ trưởng lãnh đạo và hoạt động theo chế độ tập thể.

- Cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

+ Gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

+ Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Xem thêm: Mô hình tổ chức

V.              Thành lập công ty TNHH một thành viên bao gồm những thủ tục, hồ sơ như thế nào?

1.     Chuẩn bị hồ sơ đăng kí thành lập công ty TNHH một thành viên

-         Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp

-         Dự thảo Điều lệ Công ty;

-         Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực

-         Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

-         Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

-         Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

 Số lượng hồ sơ:  01(bộ)

2.     Trình tự thực hiện:

Để thành lập công ty TNHH một thành viên đăng ký thì chủ sở hữu cần chuẩn bị các thủ tục và nộp tại sở Kế hoạch và Đầu Tư.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

- Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

- Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

3.     Một số lưu ý khi đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

-         Về ngành nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh.

+ Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

+Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn

-         Số lượng hồ sơ: 1 bộ

-         Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác:

Người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo: Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức hoặc văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên

 

Thành lập công ty TNHH một thành viên, thanh lap cong ty TNHH mot thanh vien, thành lập công ty TNHH, thanh lap cong ty TNHH,

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?