THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
0:00 10-08-2016

THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

1.    Tòa án có thẩm quyền thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

            Tất cả các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền

            - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

+  Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

+  Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

+ Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.

THỤ LÍ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

- Có hai phương thức để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Một là, nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;

Hai là, gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện

2.    Thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN. HTX) bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

            Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.

Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật doanh nghiệp 2014.

Khi cần tư vấn hỗ trợ hãy tìm đến chúng tôi:

Công ty luật TNHH Việt Nga - VALAW

Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại : 09.345.966.36

Email: CEO.valaw@gmail.com

Website: valaw.vn

 

THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN, thu ly don yeu cau mo thu tuc pha san, giải thể, giai the, pha san, phá sản, thành lập doanh nghiệp, thanh lap doanh nghiep, thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội, thanh lap doanh nghiep tron goi tai Ha Noi,

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?