HỘI NGHỊ CHỦ NỢ
0:00 10-08-2016

HỘI NGHỊ CHỦ NỢ

Những người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ là:

- Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ;

- Ðại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền. Những đại diện này cũng có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;

- Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm.

Những người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ gồm:

-          Một là, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia. Người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền (nếu họ tham gia hội nghị chủ nợ). Ðối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia hội nghị chủ nợ.

-          Hai là, trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản như nói ở điểm một, tham gia hội nghị chủ nợ thì thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó tham gia hội nghị chủ nợ.

Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:

-  Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;

- Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;

-  Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;

- Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;

-  Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;

-  Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;

-  Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

HỘI NGHỊ CHỦ NỢ

-  Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;

-  Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;

-  Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

- Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.

 Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

Hoãn hội nghị chủ nợ trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về:

-          Không có đủ số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.

-          Không có Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.

-          Khi cần tư vấn hỗ trợ hãy tìm đến chúng tôi:

-          Công ty luật TNHH Việt Nga - VALAW

-          Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội

-          Điện thoại : 09.345.966.36

-          Email: CEO.valaw@gmail.com

-          Website: valaw.vn

 

HỘI NGHỊ CHỦ NỢ, hoi nghi chu no, giải thể, giai the, pha san, phá sản, thành lập doanh nghiệp, thanh lap doanh nghiep, thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội, thanh lap doanh nghiep tron goi tai Ha Noi,

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?