ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ QUYỀN THÀNH LẬP, GÓP VỐN, QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP?
Luật doanh nghiệp năm 2014 ra đời được đánh giá là một bước đột phá, ghi nhận sự nỗ lực của nhà làm luật trong việc tạo môi trường thông thoáng hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn, quản lí doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2014 có qui định những đối tượng có quyền và những đối tượng bị cấm thành lập, góp vốn, quản lí doanh nghiệp.
1. Những tổ chức, cá nhân nào có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp?
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân nào có quyền góp vốn, mua cổ phần, vốn góp của doanh nghiệp?
- Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Tại sao cán bộ, công chức lại bị hạn chế thành lập và quản lí doanh nghiệp
Xuất phát từ những lí do khác nhau, chẳng hạn theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức họ là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, quản lí các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nếu họ được phép thành lập, quản lí doanh nghiệp trước hết sẽ có khả năng họ không chuyên tâm vào công việc của mình, tiếp sau là tạo tâm thế không bình đẳng giữa những đối tượng này với các đối tượng khác, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” nguyên nhân của các hiện tượng tham nhũng…..
Do vậy, để thực hiện được quyền tự do kinh doanh phù hợp với qui định của pháp luật các cá nhân, tổ chức khi tiến hành thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ lưỡng về điều kiện về đối tượng được thành lập, quản lí doanh nghiệp để tránh những hệ quả đáng tiếc xảy ra.
Khi cần tư vấn hỗ trợ hãy tìm đến chúng tôi:
VALAW
Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại : 09.345.966.36
Email: CEO.valaw@gmail.com
Website: valaw.vn
thành lập doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp trọn gói, thanh lap doanh nghiep, thanh lap doanh nghiep tron goi, đối tượng nào có quyền thành lập góp vốn quản lý doanh nghiệp, doi tuong nao co quyen thanh lap gop von quan ly doanh nghiep,