THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
0:00 28-09-2016

THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

       CTCP là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty được phát hành cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí quản lý trong công ty.

Thành lập công ty cổ phần

       Với những đặc điểm như trên, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có rất nhiều ưu điểm được nhiều người lựa chọn đầu tư như: Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt; Khả năng huy động vốn cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng; Việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng.

           Nếu bạn đang có ý định thành lập loại hình công ty này, hãy đến với chúng tôi. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về thành lập doanh nghiệp trọn gói sẽ tư vấn giúp bạn tất cả các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp.

I.    Đặt tên công ty cổ phần như thế nào?

Tên doanh nghiệp là một phần quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể gặp phải các vấn đề như: trùng tên, tên gây nhầm lẫn, tên sử dụng các kí tự vi phạm đạo đức, văn hóa,….Vậy đặt tên doanh nghiệp như thế nào cho đúng, tên gồm các bộ phận nào, làm sao để không trùng tên doanh nghiệp,…?

a)  Theo luật Doanh nghiệp 2014, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Loại hình doanh nghiệp

+ Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Như vậy, tên công ty cổ phần sẽ được đặt theo công thức: “Công ty cổ phần/Công ty CP + Tên riêng do doanh nghiệp lựa chọn”

b)    Những điều cấm trong đặt tên công ty cổ phần:

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục.

Lưu ý:

- Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

- Tên được coi là gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký khi:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt, tên nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số yếu tố nhỏ như:

i)                   Một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

ii)                Một ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

iii)              Một từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

c)     Làm thế nào để tránh được những sai sót trong đặt tên doanh nghiệp?

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều nên việc nhầm lẫn hay trùng tên là khó tránh. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Vậy nên lời khuyên của chúng tôi là trước khi đăng ký tên công ty cổ phần, bên cạnh việc đảm bảo đủ các thành tố của tên doanh nghiệp, bạn tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Cách đặt tên doanh nghiệp

II.              Trụ sở chính của công ty cổ phần được đặt ở đâu và ghi như thế nào?

a)    Theo luật Doanh nghiệp 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp được quy định:

+ Là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam

+ Có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ví dụ: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Địa chỉ: 25-27 Trương Định, P.Trương Định,Q Hai Bà Trưng,TP.Hà Nội.

+ Thời hạn thông báo: Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b)    Một số lưu ý khi thông báo trụ sở chính của công ty

-         Trụ sở chính của công ty phải là địa điểm có thật trên bản đồ hành chính

-         Là địa điểm thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

-         Trường hợp địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính chưa có số nhà, doanh nghiệp phải liên hệ Ủy ban nhân dân Quận/Huyện để được cấp số nhà trước khi đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường;

-         Trường hợp trụ sở chính Công ty là địa điểm đi thuê hoặc mượn nhà phải có hợp đồng thuê, mượn nhà với những điều khoản theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Quy định trụ sở kinh doanh

III.           Vốn của công ty cổ phần được quy định thế nào, thời hạn góp vốn bao lâu?

a)    Vốn điều lệ

- Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

- Vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty

b)    Thời hạn góp vốn

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

c)     Một số lưu ý

-         Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ bạn nên đăng ký mức vốn phù hợp, không nên đăng ký mức vốn quá cao hoặc quá thấp so với năng lực tài chính thực của công ty.

-         Việc đăng ký vốn điều lệ cũng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp.

-         Còn đối với vốn pháp định, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu vốn pháp định thì mới cần đảm bảo đủ số vốn theo quy định của pháp luật

IV.    Thành viên của công ty cổ phần có thể là những đối tượng nào, có phạm vi quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

Thành viên của công ty cổ phần sở hữu cổ phần và được gọi là cổ đông.

-         Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.

-         Số cổ đông tối đa không giới hạn.

-         Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

-         Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; hưởng lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp vào công ty.

Thành lập công ty cổ phần

V.     Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a)     Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b)    Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật của công ty.

VI.   Thành lập công ty cổ phần bao gồm những thủ tục, hồ sơ như thế nào?

a)    Hồ sơ thủ tục thành lập công ty cổ phần bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký

- Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản)

- Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật (1 bản)

- Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật

+ Nếu cổ đông là cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1 bản)

+ Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:

i) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản)

ii) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1 bản)

- Công ty kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (mỗi loại 1 bản)

- Công ty kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (mỗi loại 1 bản)

- Bản kê khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản)

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.

b)    Một số lưu ý khi đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

-         Về ngành nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh.

+ Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

+Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn

-         Số lượng hồ sơ: 1 bộ

-         Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác:

Người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo: Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức hoặc văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định chung về công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần, thanh lap cong ty co phan, thanh lap cong ty co phan tron goi, thành lập công ty cổ phần trọn gói, thành lập doanh nghiệp, thanh lap doanh nghiep,

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?