THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Thực chất, trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như trong các giấy tờ, văn bằng chính thức chỉ có khái niệm “nhãn hiệu” được sử dụng, tùy theo việc nó gắn kèm với sản phẩm hay dịch vụ mà được gọi chi tiết hơn là Nhãn hiệu hàng hóa hay Nhãn hiệu dịch vụ. Còn logo hoặc thương hiệu là cách gọi thông thường của nhãn hiệu trên thị trường và dễ hiểu đối với đại đa số tổ chức, cá nhân. Thương hiệu là cách nói đến nhãn hiệu dạng chữ (phần đọc được). Còn Logo là cách dùng để nói về nhãn hiệu dạng hình ảnh. Logo thường được thiết kết một cách rất sáng tạo, có tính khác biệt và tính thẩm mỹ cao nên logo đồng thời cũng là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ quyền tác giả.
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
- Những người có quyền đăng ký trên, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
- Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
+Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ bao gồm:
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu:
+Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
+Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:
+Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
*Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
*Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
*Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
*Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
*Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
+Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
*Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
*Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
*Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
*Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
*Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, bao gồm:
Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
- Giấy uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
- Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và cấp văn bằng bảo hộ
- Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
+Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
+Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
+Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
+Đơn được nộp trái với cách thức nộp đơn;
+Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc các trường hợp không hợp lệ trên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
+Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
+Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối.
Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp không hợp lệ trên hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định nội dung trong thời hạn không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn.
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, VALAW sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
- Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng;
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp liên quan tới nhãn hiệu với các chủ đơn khác.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ STARLAW
VP Hồ Chí Minh: Số 151 đường Đào Duy Anh, phường 09, Quận Phú Nhuận,
TP. HCM |Tel: 0902 80 45 45
VP Hà Nội: Tầng 5 số 619 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân,
HN|Tel: 0931333162
thủ tục đăng kí nhãn hiệu, thu tuc dang ki nhan hieu, thủ tục xử lí đơn đăng kí nhãn hiệu, thu tuc xu li don dang ki nhan hieu,