Thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài và những điểm mới
0:00 08-08-2016

Thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài và những điểm mới

Nếu bạn đang có ý định thực hiện việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc tìm hiểu về thủ tục đăng kí kết hôn là điều không thể thiếu. Công ty chúng tôi với những luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý về thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài:

1.      Quy định về thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài

a)     Trình tự thực hiện

Theo Luật Hộ tịch mới số 60/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

Bước 1

Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Hồ sơ đăng ký kết hôn được hai bên nam, nữ nộp trực tiếp tại Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp quận/huyện

Bước 2

Xử lí hồ sơ

a)Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết

 

Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trình ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

 

Ngược lại việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.

Bước 3

Trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và ký tên vào Sổ hộ tịch

a)     Hai bên nam, nữ có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân

Cán bộ phòng tư pháp hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn (02 bản chính).

 

b)Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

 

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.

 

Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

 

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

b)     Thành phần hồ sơ

Đối với Công dân Việt Nam:

(i)                Tờ khai đăng ký kết hôn;

(ii)             Bản chính một trong các giấy tờ như: Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân;

(iii)           Bản gốc Sổ hộ khẩu (để chứng minh nơi đăng ký thường trú và để xác định thẩm quyền Đăng ký kết hôn)

(iv)           Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên Việt Nam

(v)              Bản chính Giấy xác nhận của Tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

b)     Đối với người nước ngoài:

(i) Tờ khai đăng ký kết hôn;

(ii) Bản chính Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương tự khác (nếu người nước ngoài không có hộ chiếu)

(iii) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

(iv) Bản chính Giấy xác nhận của Tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam của của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

2. Điểm mới trong quy định về thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài

Từ các quy định trên cho thấy, Luật hộ tịch đã bớt thủ tục phỏng vấn giúp cho thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài giảm chỉ còn 15 ngày trong khi đó trước đây quy định là 25 ngày. Sự thay đổi này sẽ giúp giảm bớt sự rườm rà trong quá trình đăng kí cũng như giúp cho công dân có thể tiết kiệm đáng kể thời gian trong việc đăng kí kết hôn.

 

 

thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài và những điểm mới, thu tuc dang ki ket hon co yeu to nuoc ngoai va nhung diem moi,

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?