Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi: Tôi muốn thành lập một trung tâm dạy nghề tin học nhưng chưa biết trình tự thủ tục ra sao để được cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề. Mong luật sư có thể tư vấn.
Trả lời: Trước hết tư vấn Luật VALAW xin cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới cho chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
I. Quy định của pháp luật về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội quy định về đăng kí hoạt động dạy nghề thì để được cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
1. Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề
a) Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
- Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên;
- Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.
c) Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;
d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên, giảng viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên, giảng viên;
- Tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giáo viên, giảng viên đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập; 50% trong tổng số giáo viên, giảng viên đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục; phải có giáo viên, giảng viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
đ) Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5m2/01 học sinh quy đổi;
b) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
c) Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào nhu cầu thực tế của Doanh nghiệp muốn đào tạo theo trình độ nào, sau đó, đối chiếu với quy định nêu trên để biết các điều kiện luật định đối với trường hợp của Doanh nghiệp mình.
II. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề:
Theo quy định của Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội quy định về đăng kí hoạt động dạy nghề thì Doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị. Trường hợp đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề của Doanh nghiệp bao gồm:
a) Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 1);
b) Bản sao quyết định thành lập;
c) Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động.
Hi vọng sự tư vấn của chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn.
Khi cần tư vấn hỗ trợ hãy tìm đến chúng tôi:
Công ty luật TNHH Việt Nga - VALAW
Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại : 09.345.966.36
Email: CEO.valaw@gmail.com
Website: valaw.vn
thành lập doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp trọn gói, thanh lap doanh nghiep, thanh lap doanh nghiep tron goi, Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề được pháp luật quy định như thế nào?, dieu kien trinh tu thu tuc cap giay chung nhan hoat dong day nghe duoc phap luat quy dinh nhu the nao?, giấy phép, giay phep, giấy phép hoạt động dạy nghề, giay phep hoat dong day nghe,