Thủ tục chia tách sổ đỏ được thực hiện như thế nào
0:00 11-10-2016

THỦ TỤC CHIA TÁCH SỔ ĐỎ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Thủ tục chi tách sổ đỏ

Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý quan trọng để xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Hầu hết biến động về đất đai đều phải được ghi nhận bằng sổ đỏ trong đó có việc chia tách thửa đất.

Bạn đang có ý định tiến hành thủ tục chia tách sổ đỏ nhưng còn lúng túng với cách thức tiến hành, các loại giấy tờ, hồ sơ, phí, lệ phí,…. , hãy đến với công ty chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề về đất đai, chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn thủ tục chia tách sổ đỏ nhanh gọn và tiết kiệm được chi phí nhất.

1.     Cơ quan nào có thẩm quyền chia tách sổ đỏ?

- Cơ quan có thẩm quyền: UBND Huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì:

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế, Phòng (Văn phòng) công chứng.

2.     Hồ sơ đề nghị chia tách sổ đỏ (thửa đất)

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất gồm:

- Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Văn bản chia tách thửa đất; văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của gia đình hoặc của nhóm người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.

3.     Thủ tục chia, tách sổ đỏ được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

- Đối với trường hợp hồ sơ chia tách sổ đỏ (thửa đất) chưa đầy đủ, hợp lệ:

Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và chỉnh sửa theo hướng dẫn.

- Trường hợp hồ sơ chia tách sổ đỏ (thửa đất) đã đầy đủ hồ sơ hợp lệ:

+ Cơ quan tiếp nhận cấp giấy biên nhận cho đối tượng thực hiện thủ tục chia tách sổ đỏ (thửa đất).

+ Trường hợp hồ sơ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

- Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

- Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 3: Người sử dụng đất nhận Giấy chứng nhận đã được chỉnh lý biến động trên trang bổ sung hoặc Giấy chứng nhận đối với thửa đất được tách ra hoặc đối với trường hợp phải cấp mới;

4.     Chia tách sổ đỏ mất bao nhiêu tiền?

Khi thực hiện việc chia tách sổ đỏ, người sử dụng đất tùy từng trường hợp phải nộp các loại phí, lệ phí sau:

- Thuế thu nhập cá nhân: đối với trường hợp có chuyển nhượng đất

 - Lệ phí trước bạ: Mức phí trước bạ được tính bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa.

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp

- Trích sao hồ sơ địa chính, trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính          

- Đăng ký biến động (tách thửa)

- Phí đo đạc: không quá 1.500 đồng/m2

- Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

 

Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ 

Thủ tục chia tách sổ đỏ 

Thủ tục cấp lại sổ đỏ  

Thủ tục làm mới sổ đỏ  

 

Thủ tục chia tách sổ đỏ được thực hiện như thế nào, thu tuc chia tach so do duoc thuc hien nhu the nao, thủ tục chia tách sổ đỏ, thu tuc chia tach so do,

1 Xin chào, bạn cần hỗ trợ?