Hiện tại, các tỉnh miền Bắc Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án đầu tư sản xuất mang hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả về mặt kinh tế lớn, cải thiện trình độ của người lao động Việt Nam và có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng nêu rõ quan điểm từ chối các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế thấp, có nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội của địa phương, và các dự án liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại phụ lục số 04 Nghị định 118/2015 các dự án liên quán đến được xem là một trong các loại dự án như vậy.
Chính vì vậy, các dự án đầu tư tphải được Nhà tư vấn kiểm tra trước về mặt địa điểm và liên hệ, đạt được sự chấp thuận của cơ quan quản lý đầu tư tại địa phương. Trong trường hợp này, nhà tư vấn đã được sự hướng dẫn và chấp thuận sơ bộ của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội và ban quản lý các KCN thành phố Hà Nội về việc sẽ cấp phép cho dự án hoạt động.
A. Tư vấn pháp lý
1.1 Nghiên cứu, thẩm định hồ sơ
- Tiến hành nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ pháp lý của Khách hàng.
- Đưa ra các ý kiến pháp lý đối với hồ sơ pháp lý Khách hàng đã cung cấp.
1.2 Tư vấn giải pháp thực hiện thủ tục pháp lý
- Sau khi đưa ra các nhận định pháp lý đối với hồ sơ của Khách hàng, luật sư sẽ nêu các nhận định về mặt pháp lý đối với việc mà Nhà đầu tư đang mong muốn thực hiện.
- Kiến nghị các giải pháp để Nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý một cách an toàn nhất và hiệu quả nhất.
2. Lập hồ sơ và đại diện khách hàng tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý
2.1 Chuẩn bị hồ sơ
- Luật sư tiến hành soạn thảo và hoàn thiện các tài liệu cần thiết cho các thủ tục pháp lý của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở các thông tin do Khách hàng cung cấp.
2.2 Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thay mặt Khách hàng nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt Khách hàng liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi quá trình đánh giá hồ sơ của những cơ quan này;
- Hỗ trợ Khách hàng trong việc giải trình, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Nhận kết quả thủ tục pháp lý từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao cho Khách hàng;
Sau khi Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, nhà tư vấn sẽ hỗ trợ, hướng dẫn cho khách hàng thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý.
B. Các yêu cầu về tài liệu:
- Tài liệu cần chuẩn bị tại nước ngoài:
+ Hộ chiếu nhà đầu tư cá nhân;
+ Xác nhận số dư tài khoản tại ngân hàng của Nhà đầu tư;
Lưu ý: Các tài liệu trên phải được công chứng, chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đầy đủ.
- Tài liệu cần chuẩn bị tại Việt Nam:
+ Hợp đồng thuê nhà xưởng (Bản gốc);
+ Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê nhà xưởng (Bản sao);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê nhà xưởng (Bản sao);
+ Bản vẽ sơ đồ nêu rõ phần diện tích nhà xưởng làm địa điểm đầu tư (có xác nhận của bên cho thuê nhà xưởng);
+ Tra các mã HS code mặt hàng và công ty muốn thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu phân phối tại Việt Nam.
Lưu ý:Nhà đầu tư lựa chọn thuê các nhà xưởng nằm trên diện tích đất đã được bên cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho Nhà nước.
2. Các yêu cầu về thông tin: Nhà đầu tư cần cung cấp cho Nhà tư vấn về danh sách HS code sẽ thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối hoặc cùng với Nhà tư vấn xác nhận về danh sách này.
3. Quy trình thực hiện:
a. Bước 1: Nộp hồ sơ và thực hiện giải trình về nội dung dự án tại cơ quan quản lý đầu tư thuộc sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
b. Bước 2: Thực hiện giải trình nhằm đạt được văn bản chấp thuận tại Bộ Công thương liên quan đến việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
c. Bước 3: Quay lại Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
d. Bước 4: Lên UBND thành phố Hà Nội thực hiện thủ tục xin cấp phép kinh doanh tại phòng kinh doanh.
đ. Bước 5: Thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Khắc con dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần;
Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên;
Thủ tục thành lập công ty hợp danh;
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân;
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh;
Thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
Tư vấn thủ tục đầu tư tại Việt Nam, Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Thành lập công ty tại Việt Nam,